Mặt Trăng Lịch_sử_Trái_Đất

Hình ảnh giả định (không theo tỉ lệ) về Theia hình thành tại điểm L5 của Trái Đất, sau đó bị mất ổn định bởi trọng lực, lao vào Trái Đất hình thành nên Mặt Trăng. Quan sát từ Nam cực.

Nguồn gốc của Mặt Trăng hiện nay còn chưa chắc chắn, mặc dù đa số bằng chứng tồn tại ủng hộ giả thuyết sự va chạm dữ dội. Trái Đất có thể không phải là hành tinh duy nhất được tạo thành ở khoảng cách 150 triệu km từ Mặt trời. Một giả thuyết cho rằng một tập hợp vật chất khác với khoảng cách 150 triệu km từ cả Trái Đất và Mặt Trời, ở điểm Lagrange thứ tư hay thứ năm. Hành tinh này được gọi là Theia, nó được cho là nhỏ hơn so với Trái Đất lúc đó, có lẽ có cùng kích thước và khối lượng như Sao Hoả. Quỹ đạo của nó ban đầu là ổn định nhưng về sau khi Trái Đất ngày càng có khối lượng lớn hơn khi thu thập thêm vật chất ở xung quanh, thì quỹ đạo của Theia trở nên bất ổn định. Theia đu đưa tới lui theo Trái Đất cho tới khi, cuối cùng, cách nay khoảng 4.533 tỷ năm[2] (có lẽ 0 giờ 05 phút đêm theo giờ cái đồng hồ của chúng ta), nó va chạm vào Trái Đất theo một góc thấp và chéo. Tốc độ chậm và góc nhỏ không đủ để nó tiêu diệt Trái Đất, nhưng một tỷ lệ lớn lớp vỏ của nó bị bắn ra. Những phần tử nặng từ Theia chìm sâu vào vỏ Trái Đất, trong khi những phần còn lại và vật chất phóng ra tập hợp lại thành một vật thể duy nhất trong vài tuần. Dưới ảnh hưởng của trọng lực của chính nó, có lẽ trong một năm, nó trở thành một vật thể có hình cầu: là Mặt Trăng.[3] Sự va chạm cũng được cho rằng đã làm thay đổi trục của Trái Đất làm nó nghiêng đi 23,5°, trục quay nghiêng gây ra mùa trên Trái Đất. (Một hình thức lý tưởng và đơn giản về nguồn gốc hành tinh sẽ có các trục nghiêng 0° và không gây ra mùa.) Có thể nó cũng đã làm tốc độ quay của Trái Đất tăng thêm và khởi động những kiến tạo địa tầng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Trái_Đất http://www.biologydirect.com/content/1/1/8 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/175962 http://www.nature.com/nature/journal/v396/n6707/fu... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.scientificamerican.com/article/did-life... http://www.scientificamerican.com/article/getting-... http://www.scientificamerican.com/article/when-did... http://www.theguardian.com/technology/2005/dec/20/... http://www.uni-muenster.de/GeoPalaeontologie/Palae... http://www.ucmp.berkeley.edu/diapsids/birds/archae...